HĐ STEAM: LÀM TRANH THUYỀN BUỒM TỪ LÁ CÂY - LỚP 4TA
Mỗi đứa trẻ đều là một nghệ sĩ tiềm năng, có quyền tự do thể hiện bản thân và khám phá thế giới xung quanh. Với hoạt động STEAM "Làm tranh thuyền buồm từ lá cây" dành cho các bé, chúng tôi không chỉ mang đến một trải nghiệm sáng tạo thú vị, mà còn tạo cơ hội để các bé thực hiện quyền được phát triển toàn diện của mình.
Hôm nay các bạn nhỏ lớp 4TA trường mầm non Đồng Quang có một tiết tạo hình vô cùng sáng tạo đó là các bạn sẽ được làm những chiếc thuyền từ lá cây. Từ những bàn tay nhỏ nhắn xinh xinh, các bạn nhỏ của chúng ta đã được các cô giáo hướng dẫn cách cắt, dán thuyền sao cho đúng và đẹp mắt. Một bức tranh thiên nhiên thật sinh động và tuyệt vời.
Hoạt động diễn ra rất đặc biệt bởi:
- Mỗi chiếc thuyền buồm được tạo ra là một tác phẩm độc đáo, phản ánh cá tính và trí tưởng tượng của từng bé. Chúng tôi khuyến khích các bé tự do lựa chọn lá cây, màu sắc và cách trang trí, không áp đặt khuôn mẫu nào.
- Hoạt động này không chỉ rèn luyện kỹ năng vận động tinh, mà còn giúp các bé phát triển khả năng tư duy, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Các bé sẽ học cách quan sát, phân loại, cắt dán và sắp xếp các vật liệu để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
- Thông qua việc tiếp xúc với lá cây, các bé sẽ có cơ hội tìm hiểu về thế giới tự nhiên, hình thành tình yêu và ý thức bảo vệ môi trường.
- Chúng tôi tạo ra một môi trường học tập thân thiện, nơi các bé cảm thấy thoải mái thể hiện ý tưởng và cảm xúc của mình. Chúng tôi tin rằng, khi được tôn trọng và khuyến khích, các bé sẽ phát huy tối đa tiềm năng của mình.
- Thông qua hoạt động này, các bé được tiếp xúc với nghệ thuật, thoả sức sáng tạo, đây là một trong những quyền cơ bản của con người.
Kết thúc buổi trải nghiệm, mỗi bạn đều tự hào với “tác phẩm” của mình. Hoạt động này, các bé đã biết nhiều hơn về các phương tiện giao thông đường thủy nói chung và chiếc thuyền buồm nói riêng. Qua hoạt động STEAM – khám phá, sáng tạo các bạn nhỏ đã có một buổi học thật vui và bổ ích.
Một số hình ảnh của buổi trải nghiệm:







Người viết bài Người duyệt bài
Trương Thị Đọ Trần Thị Bích Xòe