Trường MN Đồng Quang thực hiện tốt CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ PHỤ HUYNH
TRONG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ
Giáo dục mầm non giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, hình thành ở trẻ em những tâm sinh lý, năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, đặt nền tảng lâu dài cho việc học tiếp theo và học suốt đời của trẻ sau này.
Đối với giáo dục mầm non công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu và tách rời với chương trình giáo dục mầm non. Chính vì vậy công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả cao điều không thể thiếu đó là sự phối hợp giữa gia đình nhà trường, đây là một thực tế, tạo sự thống nhất, hợp tác, thỏa thuận giữa trường mầm non và cha mẹ trẻ về nội dung, phương pháp, cách thức, hình thức tổ chức trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trường cũng như trong gia đình. Đây cũng là điều kiện thuận lợi nhất để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học cho các bậc cha mẹ trẻ về cách nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tới các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ, giao tiếp, ứng xử… Gia đình được ví như một tế bào của xã hội, tế bào đó phát triển như thế nào thì cũng hình thành ở trẻ những nền tảng vững chắc như tế bào đó. Giáo dục mầm non không chỉ đơn thuần là cho trẻ em có đầy đủ về vật chất, mà chủ yếu giúp trẻ em phát triển hài hòa cả về tinh thần và vật chất, để trẻ em trở thành những công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ chí Minh
“ Vì lợi ích mười năm trông cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Nhận thức rõ được vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dạy trẻ, Trường mầm non Đồng Quang đã quyết tâm vượt qua khó khăn, luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa nhà trường và cha mẹ trẻ ở trường. Mối quan hệ này được xây dựng trên kế hoạch hoạt động, biện pháp cụ thể của nhà trường, gắn chặt với các hoạt động chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.
Nhà trường tuyên truyền p/h về công tác vận động trẻ trong độ tuổi mầm non ra trường lớp, tổ chức bán trú, ăn trưa ở trường đồng thời phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, tuyên truyền về quá trình phát triển của trẻ em, chế độ ăn như thế nào là đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, tuyên truyền công tác vệ sinh an toàn thực phẩm (Nguồn cung cấp thực phẩm). Tuyên truyền các loại dịch bệnh theo mùa, cách phòng chống tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ. Nâng cao chất lượng tổ chức công tác bán trú, nâng cao chất lượng bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. Tránh xảy ra ngộ độc, tạo cảm giác yên tâm cho trẻ và cha mẹ trẻ.
Để công tác tuyên truyền giữa nhà trường và gia đình đạt được kết quả tốt trong các hoạt động của trường mầm non, góp phần đẩy mạnh nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục toàn diện trong nhà trường. Điều đó càng thể hiện rõ nét khi trường mầm non Đồng Quang chuyển sang các hoạt động theo mô hình tuyên truyền như: Tuyên truyền qua trao đổi hàng ngày trong giờ đón trả trẻ; Qua bảng thông báo, góc tuyên truyền Zalo nhóm, lớp; Facebok, Webside.… Có thể thấy, phụ huynh luôn quan tâm đến con em mình và tích cực hỗ trợ, ủng hộ nhà trường về mọi mặt. Chất lượng CSGD trẻ ngày càng được nâng cao.
Người duyệt bài Bài viết:
Trần Thị Bích Xòe Trần Thị Thu Huyền