SINH HOẠT CM THEO NGHIÊN CỨU BÀI GIẢNG
HĐ1 - Dạy trẻ KN nhận biết nguyên nhân gây cháy (Trẻ 3-4 tuổi)
HĐ2 – Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy (Trẻ 5-6 tuổi)
Dạy trẻ phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của cha mẹ, thầy cô nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong cho trẻ khi xảy ra cháy nổ. Bên cạnh đó các kỹ năng phòng cháy chữa cháy cũng rất cần thiết để con kịp thời báo cáo và hỗ trợ dập lửa an toàn, bảo vệ mình & mọi người xung quanh.
Qua việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên tổ với 2 HĐ dạy trẻ nhận biết nguyên nhân gây cháy và dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy đã giúp trẻ có kỹ năng phòng cháy chữa cháy an toàn nhằm giảm thiểu nguy cơ thương vong khi có hỏa hoạn xảy ra.
* Hạn chế nguy cơ thương vong tử vong: Nắm được những điều cần làm để thoát hiểm khi có cháy an toàn sẽ giúp con tránh hít phải khí độc dẫn đến khó thở và dễ tử vong. Ngoài ra, nếu con biết cách sử dụng bình chữa cháy, dùng nước hoặc các biện pháp dập lửa thì có thể giảm nguy cơ bị bắt lửa vào quần áo dẫn đến bỏng nặng.
* Bảo vệ bản thân an toàn: Thành thạo các kỹ năng phòng cháy chữa cháy & thoát hiểm sẽ giúp con chủ động bảo vệ an toàn cho bản thân nhờ khả năng xử trí tình huống linh hoạt, đúng thời điểm để giảm thiểu nguy cơ thương vong.
* Cứu giúp người xung quanh kịp thời: Tận dụng kỹ năng sử dụng bình chữa cháy, vòi nước & các biện pháp dập lửa khác sẽ giúp con hỗ trợ mọi người thoát nạn nhanh chóng.
Một trong những thời điểm dễ gặp hỏa hoạn nhất chính là mùa hè. Nguyên nhân cháy nổ có thể xuất phát từ các thiết sạc nóng, van bình gas, chập điện,... Những vật dụng này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu nên cha mẹ, cô giáo cần hướng dẫn con các kỹ năng dưới đây con tự bảo vệ tốt cho mình.
* Khi phát hiện thấy khói, mùi khét, tia lửa…
Hướng dẫn trẻ ngay khi ngửi thấy mùi khét kèm khói đen hoặc tia lửa ở gần, báo ngay cho người lớn để có biện pháp thoát hiểm kịp thời & liên hệ cho cơ quan cứu hỏa nhanh chóng.
* Ghi nhớ và hiểu các chỉ dẫn thoát hiểm khi có cháy
Để thoát hiểm kịp thời khi có cháy khẩn cấp, dạy con cách ghi nhớ và đọc hiểu các chỉ dẫn thoát hiểm. Nếu nhà hoặc lớp học trên tầng cao, hãy hướng dẫn con di chuyển từ cửa nhà, theo hành lang đến cầu thang bộ hoặc cửa vào buồng thang bộ gần nhất.
* Kỹ năng nhận biết, sử dụng an toàn điện và các vật liệu dễ có nguy cơ cháy nổ
Nhằm đề phòng xảy ra cháy nổ tại nhà hoặc ở khu vui chơi, trường học, giải thích con nhận biết các vật dụng dễ cháy như: Bật lửa, ổ điện, công tắc, bếp gas, nến, diêm,... Cùng với đó, hãy giải thích mối nguy hiểm từ mỗi vật liệu, đồ dùng nói trên đồng thời hướng dẫn cách dùng an toàn cho bé.
* Hướng dẫn trẻ thoát hiểm an toàn khi có hỏa hoạn
Kỹ năng thoát hiểm & phòng cháy chữa cháy rất quan trọng, đặc biệt là khi trẻ ở chung cư hoặc những nơi đông người. Vậy nên chúng ta cần dạy trẻ thoát hiểm khi có hỏa hoạn như thế nào?
* Báo cho người lớn hoặc gọi cho cứu hỏa 114
Ngay khi phát hiện đám cháy hoặc quan sát thấy các dấu hiệu như có khói đen lớn, mùi khét, hãy dạy trẻ báo ngay cho người lớn ở gần đó hoặc gọi điện đến số 114 cho cơ quan cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy nếu con có điện thoại riêng.
Gọi ngay 114 nếu con phát hiện có đám cháy.
Ngoài ra, nếu con chơi ở các trung tâm thương mại hãy tìm đến chuông báo cháy để kịp thời báo động. Hướng dẫn trẻ chỗ đặt chuông và cách dùng để bé kịp thời báo cháy khi có hỏa hoạn.
Còn khi ở trung tâm vui chơi, nếu khu đó quá rộng, khó có thể tìm thấy chuông báo thì dạy trẻ tìm cách thoát thân càng nhanh càng tốt.
* Tìm cách thoát khỏi nơi có cháy
Hướng dẫn trẻ hiểu được mối nguy hiểm từ đám cháy và dạy trẻ cách thoát nạn an toàn bởi đa số trẻ nhỏ, đặc biệt là bé mẫu giáo đều chưa biết cách phản ứng với đám cháy, thậm chí còn sợ hãi không dám tìm cách ra ngoài.
+ Hướng dẫn trẻ quan sát và đọc biển báo chỉ lối thoát hiểm cũng như cách di chuyển để chạy khỏi nơi có cháy nhanh nhất.
Biển báo thoát hiểm
+ Bỏ lại những đồ dùng không cần thiết, tận dụng thời gian để chạy thoát để đảm bảo an toàn cho bản thân là việc cần ưu tiên. Ngoài ra, cần nhắc con không chạm vào bất cứ vật dụng nào trong quá trình di chuyển vì chúng có thể khiến con bị bỏng.
* Cách tránh hít phải khói độc
+ Để chống nhiễm khói, các con nên lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi hoặc sử dụng mặt nạ chống khói. Muốn thoát ra khỏi đám lửa, dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên người và chạy nhanh ra ngoài, tránh để lửa bén vào trang phục.
+ Khi con đã thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với người xung quanh hoặc nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét.
+ Di chuyển thấp hơn tầng khói nhằm đảm bảo có đủ không khí hít thở.
Con có thể cúi người hoặc bò trên đất, thậm chí lăn người để tăng tốc độ khi cần
thiết.Dùng khăn ướt bịt mũi miệng để tránh ngạt khí.
* Mẹo dập lửa trên quần áo bị bắt lửa
Trường hợp không may bị bắt lửa vào quần áo, các con hãy bình tĩnh và nhanh chóng nằm ra sàn, lăn nhiều vòng qua lại để dập lửa. Mặt khác, con có thể làm ướt đồ trước đó để hạn chế khả năng bắt lửa. (Những kỹ năng này cần phải phản ứng nhanh & dứt khoát nên cho con thực hành trước đó để trẻ thành thạo & tự xử trí khi khẩn cấp.)
Cách dập lửa trên quần áo đúng
* Dập lửa ở những nơi có khả năng hoặc cần gấp
+ Các con chỉ được tự dập lửa khi cảm thấy ngọn lửa nhỏ có khả năng mình dập được, hoặc khi cần gấp bị lửa bén vào người.
+ Dạy trẻ về cách sử dụng các dụng cụ dập lửa cơ bản như bình chữa cháy, bình phun nước hoặc khăn bông.
HD trẻ thực hành sử dụng bình chữa cháy
Cháy nổ, hỏa hoạn là những trường hợp khẩn cấp & đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng, do đó từ những chia sẻ trên với mong có thể giúp cho các cô giáo và các con hiểu được rõ tầm quan trọng của việc dạy và học kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cũng như các kỹ năng sống phòng cháy chữa cháy. Qua hoạt động ngày hôm nay rất cảm ơn các cô giáo và các bạn nhỏ đã chú ý lắng nghe và chúc các cô giáo và các con nắm được nhứng kiến thức bổ ích. Một số hình ảnh buổi SHCM:
Người duyệt bài Người viết bài
HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Trần Thị Bích Xòe Trần Thị Thu Huyền